Thông tin review từ Fanpage: Omega Plus Books. Bạn cũng có thể đặt sách từ Fanpage trên
Thông tin sách Red Nile:
- Bìa cứng
- 720 trang
- Dịch giả: Bội Quỳnh – Thảo Trúc
Với những ai yêu thích bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử loài người nói riêng hẳn nhiên đều biết đến châu Phi – nơi những sapiens lang thang khắp các khu rừng thời thượng cổ. Nơi ấy được Nile – con sông mẹ của châu Phi bao bọc lấy. Con sông đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao nơi chốn, xuyên lục địa, băng qua sa mạc, đầm lầy đem lại sự sống.
Khi dòng Nile xanh nhập vào cùng Nile trắng, con sông tích dòng, đảo chiều, trộn lẫn trầm tích bên dưới thành một con sông đỏ (Red Nile) một con sông của máu, của sự sống và cái chết. Red Nile (bao gồm Nile trắng, Nile xanh và hạ nguồn sông Nile) là hệ thống sông vĩ đại, có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới. Dòng chảy của sông Nile hùng vĩ, tĩnh lặng và uy nghiêm. Nile Xanh bắt đầu từ hồ Tana thuộc Ethyopia. Nile trắng bắt nguồn từ vùng đất có rất nhiều quốc gia hội tụ. Lòng sông nơi rộng nhất tới 1,5km. Nơi nhỏ nhất là một hẻm núi rộng 6m. Khi thoát qua hẻm núi này Nile lao xuống độ cao 43m, băng qua làng mạc, đầm lầy, qua quần thể 200 kim tự tháp ra biển. Sông Nile chảy ra Địa Trung Hải – Trung tâm của Hy Lạp cổ đại với những phát kiến, khai phá trí thức nên có sự giao thoa văn hóa, cùng chia sẻ không gian sống Địa Trung Hải.
Sông Nile đã làm cho người tiền sử dần trở thành người văn minh. Nhờ có sông Nile, chúng ta có nền văn minh Ai Cập vĩ đại. Người Ai Cập cổ luôn làm cho người đời sau kinh ngạc và không lý giải nổi kiến thức của họ. Đối với sông Nile cũng vậy, rất lâu sau này có nhiều đoàn nghiên cứu đi tìm hiểu thực địa của con sông đều không tìm được thượng nguồn của nó. Vậy mà người Ai Cập cổ đã biết rằng Nile bắt đầu từ dãy núi Mặt Trăng. Có khá nhiều giả thuyết về việc này song xem ra lời giải thích có thể tin được chính là ngày xa xưa sa mạc Sahara không hề khô kiệt và khó đi như bây giờ. Sahara được hình thành từ một bãi biển khổng lồ sau hàng triệu năm nước dâng lên rồi rút đi.
Với việc xây dựng kim tự tháp, sông Nile cũng góp phần khá nhiều. Sông Nile chính là phương tiện vận chuyển đá của người Ai Cập. Đá được vận chuyển đến xà lan, theo dòng Nile để đến với kim tự tháp.
Theo tài liệu cổ, vị Pharaoh đầu tiên (Menes) đã xây 1 con đập ngăn nước để làm khô vùng đầm lầy Memphis nơi ông chọn làm thủ đô. Nơi đó khá gần Địa Trung Hải. Con đập ấy đã chuyển hướng dòng Nile từ phía thượng nguồn, đập cao 15m, rộng 457m, kìm hãm dòng chảy về phía đồng bằng châu thổ, dựng nên Memphis.
Người Ai Cập cổ với các dụng cụ thô sơ đã làm nên hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu cho vùng đồng bằng châu thổ sông Nile quanh năm. Ai Cập trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới kiểm soát được nguồn thực phẩm cho chính mình.
Ai Cập là một trong số ít nền văn minh coi trọng phụ nữ (đây là một điều quan trọng để đánh giá một nền văn minh tiến bộ) Vậy nên phụ nữ Ai Cập cổ đại không hề yếu đuối, khá bình đẳng trong phương diện tình dục. Người Ai Cập cổ có thể kết hôn từ 13 tuổi. Trước hôn nhân không được quan hệ tình dục. Mục đích của hôn nhân là sinh con đẻ cái, thời này họ đã có rất nhiều phương tiện chữa vô sinh. Trong phạm vi hoàng gia Ai Cập cũng có hôn nhân cận huyết để duy trì dòng máu hoàng tộc. Thời gian này người Ai Cập cũng đã có hợp đồng tiền hôn nhân, ly hôn cũng không phải là không thể được. Có một điều khá đặc biệt là tình yêu đồng giới được nói đến nhiều trong thần thoại Ai Cập, các vị thần trong đây có các hành vi tình dục đồng tính khá nhiều.
Một dân tộc rất đặc biệt cũng xuất hiện trong cộng đồng dân cư sông Nile, đó là người Do Thái. Họ là nô lệ của dân Ai Cập nên cuộc sống của họ rất cực khổ, bị đánh đập và áp bức cho đến khi được Moses lãnh đạo vượt qua muôn ngàn gian khổ trở về quê hương, đến với tự do.
Trong cuốn sách này còn kể về khá nhiều nhân vật nổi tiếng liên quan đến sông Nile. Đó là vị Pharaoh đầu tiên của Ai cập đã dựng nên con đập đầu tiên trên thế giới cho đến vị Pharaoh cuối cùng thông minh tài trí xinh đẹp: nữ hoàng Cleopatra – người đã chinh phục được trái tim của Caesar vĩ đại lẫn Athony dũng mãnh vô song của La Mã. Còn có nhà văn Flaubert người viết nên tác phẩm Madam Bovary nổi tiếng hay Aesop người kể chuyện ngụ ngôn lừng danh và cả hoàng đế Napoleon vĩ đại…
Còn rất nhiều kiến thức mới mẻ về sông Nile, về Ai Cập và toàn bộ châu Phi trong bộ sách hơn ngàn trang này, mình chỉ mới đọc sơ bộ, hẹn các bạn ở những review chi tiết hơn, sau khi mình ngốn xong cả bộ. Một bộ sách rất xứng đáng để góp mặt trong tủ sách của mỗi nhà đó.
Cre: Huỳnh Thu Giang
*Nhận xét của chuyên gia:
“Một tác phẩm đầy hấp dẫn và thú vị.” ― The Guardian (UK)
“Tiểu sử đầy tham vọng về sông Nile là một thành tựu bất ngờ của Robert Twigger… một câu chuyện sắc sảo muôn màu về dòng sông và vùng đất Twigger đã tỏ tường… bi ai lay động… thú vị khôn cùng… có lẽ đã trở thành kiệt tác.”
― The Sunday Times (UK)
“Twigger đã tìm thấy cho riêng mình một hình thức kể chuyện hiếm hoi giữa những phong cách du ký cùng thời: rõ ràng, điềm nhiên, tẩm ngẩm tầm ngầm, dí dỏm tinh quái và sự uyên bác đầy khiêm tốn.”
― Mail on Sunday (UK)
“Một kẻ liều lĩnh đầy thành ý với chất xám từ bộ não và mọi thứ vượt lên quy chuẩn.” ― Andrew Martin, Daily Telegraph (UK)
“Tựa như một tấm thảm quý báu được thêu lên từ tất cả tri thức và huyền thoại về sông Nile, trải dài từ cổ đại cho đến thời bạo chúa gần nhất… tác giả biên soạn nên một văn bản khái quát đồ sộ đầy kịch tích và mang giá trị lịch sử xoay quanh những nỗ lực kiểm soát dòng Nile. Có chút theo trình tự thời gian nhưng không thẳng mạch, đứa con tinh thần này của Twigger uốn khúc như chính đề tài của nó. Một công trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều tâm sức và khả năng quan sát cẩn thận.” ― Kirkus Reviews
“Red Nile: tiểu sử của dòng sông vĩ đại nhất thế giới của Robert Twigger chứa đựng rất nhiề câu chuyện kể về những các tham vọng bị ngăn cản và những giấc mơ vĩ đạ Một quyển sách căng tràn nhựa sống như chính sông Nile.”
― The New York Times Book Review
Mời bạn xem thêm:
Review Viên Bổ Mắt Wit Sau 4 Tháng Dùng | Ai Không Nên Dùng?