Sau khi Liên Xô tan rã, văn học Nga/Liên Xô ở Việt Nam tồn tại khá mờ nhạt, dù có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở SGK. Tuy nhiên không vì thế mà mối liên kết giữa Văn học Nga và bạn đọc Việt Nam bị đứt đoạn. Giữa rừng văn chương hiện đại, giờ đây, trên các kệ sách của bất kỳ hiệu sách nào, bạn vẫn dễ dàng tìm thấy “Thép đã tôi thế đấy”, “Núi đồi và thảo nguyên”, “Ruồi trâu”… Thời gian đã chứng minh những trang sách của lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, chất nhân văn sâu sắc luôn có sức sống bền lâu. Nước Nga không ở xa xôi mà thật gần trong lòng người Việt, cả với độc giả trẻ qua những trang văn thơ.
Văn học Nga là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, phát triển đến đỉnh cao vào thế kỷ XIX với những đại văn hào như Pushkin, Dostoyevsky, Gogol, Sholokhov hay Maxim Gorky. Cho dù trải qua biến đổi của lịch sử, văn học Nga – Xô Viết luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn độc giả Việt.
1. “Thép đã tôi thế đấy” – Nikolai A.Ostrovsky
2. “Anna Karenina” – Leo Tolstoy
3. “Bác sĩ Zhivago” – Boris Pasternak
4. “Sông Đông êm đềm” – Mikhail Sholokhov
5. “Chiến tranh và Hoà bình” – Lev Tolstoy
6. “Bác sĩ Ai Bô Lít” – Korney Chukovsky
7. “Anh em nhà Karamazov” – Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky
8. “Cánh buồm đỏ thắm” – Aleksandr Grin
9. “Thời thơ ấu” – Maxim Gorky
10. “Ruồi trâu” – Ethel Lilian Voynich
“Vẫn là ta
11. “Chiếc Chìa Khóa Vàng Hay Câu Chuyện Ly Kỳ Của Buratinô” – Aleksey Nikolayevich Tolstoy
12. “Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn” – Nikolai Nosov
“Một hôm đi dọc theo dòng suối
13. “Những linh hồn chết” – Nikolai Vasilievich Gogol
14. “Ông già Khốttabít” – Lazar Lagin
15. “Kiếm sống” – Macxim Gorki
16. “Bột mì vĩnh cửu” – Alexander R. Belyaev
17. “Người mẹ” – Macxim Gorki
“Người mẹ” vẽ ra trước mắt chúng ta bức tranh rộng lớn của xã hội nga những năm đầu thế kỷ XX với cái quá khứ nặng nề trong đời sống của vợ chồng bác công nhân Mi-khai-in, với cái hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Pa-ven. Đồng thời tiểu thuyết còn thấm sâu cảm giác về thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, “Người mẹ” đã kết hợp một cách hữu cơ các yếu tố hiện thực chủ nghĩa và lãng mạn chủ nghĩa, sự kết hợp này là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà mặc dù “Người mẹ” kết thúc bằng cảnh Người mẹ bắt cầm tù, nó vẫn làm cho người đọc lạc quan, tin tưởng ở ngày mai.