Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu về dinh dưỡng và thể chất của trẻ đều khác nhau. Bạn cần đảm bảo thiết kế thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn để phù hợp với sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, để “ăn dặm không phải là cuộc chiến” thì bạn nên tham khảo các phương pháp ăn dặm cho bé hiệu quả hiện nay để bé có thể ăn chủ động.

“Mục tiêu cuối cùng của 1 món ăn là phải đạt được đồng thời nhiều yếu tố như đủ dinh dưỡng theo nhu cầu, ngon miệng, tạo hưng phấn và khoái cảm trong ăn uống cho trẻ, giúp trẻ gia tăng nhận thức về dinh dưỡng và thực phẩm. Có thể nói để dễ hình dung là cần phải dành cho trẻ 1 bữa ăn ngon và vui vẻ, chứ không phải “nhét” thực phẩm hay chất dinh dưỡng vào đầy dạ dày, bất kể sự phản đối của trẻ.”

ThS. BS. Đào Thị Yến Phi

Mời bạn xem thêm: Review sữa tăng chiều cao cho bé và tuổi dậy thì

Giai Đoạn Dinh Dưỡng Của Trẻ Theo Từng Thời Kỳ

1. Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi

Đặc điểm về thể chất:

Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ tăng trung bình 50gram mỗi ngày. Sau đó, mức tăng cân trung bình cần đạt là:

  • 1kg mỗi tháng trong 2 tháng đầu
  • 800gr mỗi tháng trong 2 tháng giữa
  • 600gr mỗi tháng trong 2 tháng cuối

Đặc điểm về dinh dưỡng:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và duy nhất cho trẻ. Nếu trẻ không tăng cân và chiều cao đủ theo yêu cầu, cần điều chỉnh cách cho bú mẹ trước khi nghĩ đến các can thiệp khác:

  • Vắt bỏ hết phần sữa trong đầu dòng, chỉ cho bú phần sữa đục cuối dòng
  • Bú mỗi bên vú cho đến khi cạn hết nguồn sữa rồi mới chuyển sang bên khác
  • Cho bú mẹ càng nhiều lần trong ngày, sữa mẹ càng dồi dào
  • Không thêm bất cứ gì kể cả nước lọc, nước trái cây

Chỉ khi tất cả biện pháp trên sữa mẹ đều không giúp bé tăng trưởng đủ thì mới cân nhắc đến sữa công thức

Bạn nên đảm bảo cho bé được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn dặm càng sớm, nguy cơ bị mất chiều cao càng nhiều.

2. Giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi

Đây là giai đoạn tập ăn dặm: bé được tập làm quen với thức ăn dạng sệt và bắt đầu hình thành ý niệm về mùi vị của các món ăn.

Cần lưu ý, sữa vẫn là thực phẩm chính trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Chuẩn bị thức ăn trong giai đoạn này cần chú trọng đến mùi vị, tính chất của thức ăn là chính.

Đặc điểm về thể chất:

  • Mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, chưa thể nhai
  • Hệ tiêu hóa hoàn thiện, có thể tiêu hóa thức ăn dạng sệt
  • Phản xạ nhai nuốt với thức ăn sệt còn kém, dễ nhợn ói

Đặc điểm về dinh dưỡng:

  • Số lượng rất ít: vài muỗng nhỏ sau đó mới tăng dần
  • Thức ăn mịn mượt, rất lỏng, chỉ sệt hơn sữa 1 chút
  • Giữ nguyên vị của thức ăn tự nhiên, không nêm thêm gia vị
  • Thử từng loại thức ăn trong 2 tuần đầu để phát hiện ra thức ăn dị ứng (nếu có)

3. Giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, khẩu phần ăn chiếm khoảng 1/3 năng lượng khẩu phần ăn của trẻ, 2/3 còn lại là từ sữa.

Cấu trúc và hoạt động của khối cơ bắp tăng lên, nên thành phần dưỡng chất trong bữa ăn cần có sự gia tăng nhu cầu chất đạm và chất bột cùng với các loại vitamin tan trong nước.

Nhu cầu chất béo và các vitamin tan trong béo giảm hơn so với thời gian trước, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất cao so với khẩu phần của người lớn.

Đặc điểm về thể chất:

  • Mọc khoảng 4 răng cửa, vẫn chưa thể nhai
  • Giai đoạn hình thành ý thức về bữa ăn, cần được dạy về bàn ăn, giờ ăn, tập trung vào bữa ăn và thức ăn,…
  • Hệ tiêu hóa hoàn thiện, có thể tiêu hóa được thức ăn đặc
  • Phản xạ nhai nuốt với thức ăn hoàn thiện, vẫn dễ nhợt ói nhất là khi bị bệnh
  • Tăng trưởng trung bình 300 – 400gr và 1 – 1,5cm chiều cao mỗi tháng

Đặc điểm về dinh dưỡng:

  • Ngày ăn 2 bữa, mỗi bữa khoảng 150ml bột đặc
  • Thức ăn sệt đặc, có chút lợn cợn để trẻ tập nhai
  • Giữ nguyên vị của thức ăn tự nhiên, không nêm gia vị

4. Giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi

Trẻ đã lớn hơn, hoạt động cơ như bò, tập đi, tập sử dụng tay, ngón tay cũng nhiều hơn nên phải tăng thức ăn nhóm bột để cung cấp đủ chất bột đường cho hoạt động của cơ bắp.

Khẩu phần ăn chiếm khoảng 1/2 năng lượng khẩu phần hàng ngày của trẻ, 1/2 còn lại từ sữa, tương đương khoảng 700 – 800 ml/ngày

Đặc điểm về thể chất:

  • Mọc khoảng 8 răng cửa, có thể cắn nhưng vẫn nhai trên nứu là chính
  • Phản xạ nhai nuốt với thức ăn hoàn thiện
  • Tăng trưởng trung bình 300gr và 1cm chiều cao mỗi tháng để đạt tối thiểu 9Kg và 75cm vào lúc 12 tháng tuổi

Đặc điểm về dinh dưỡng:

  • Ngày ăn 3 bữa, mỗi bữa khoảng 180ml cháo hạt có đủ thực phẩm cung cấp chất đạm, rau củ và dầu ăn
  • Cần tập thêm các món ăn dạng khối cần phải cắn, xé nhỏ,…

5. Giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi

Trẻ đi được, vận động liên tục, hệ thần kinh gia tăng khả năng học hỏi và hoạt động, nên nhu cầu chất bột đường tiếp tục tăng.

Khẩu phần ăn chiếm khoảng 2/3 năng lượng khẩu phần hàng ngày của trẻ, 1/3 còn lại từ sữa, tương đương khoảng 600ml mỗi ngày

Đặc điểm về thể chất:

  • Công thức tính số răng bình thường bằng số tháng tuổi trừ 4
  • Có thể ăn nhai được khá nhiều thức ăn dạng đặc và rắn
  • Vị giác phát triển mạnh nhưng tâm lý ăn uống lại có khuynh hướng bảo thủ và khó chấp nhận thức ăn mới. Vì vậy, cần tạo sự hấp dẫn trong bữa ăn bằng cách chế biến đa dạng
  • Tăng trưởng trung bình 200gr và 1cm chiều cao mỗi tháng để đạt tối thiểu 12kg và 85cm vào lúc 24 tháng tuổi

Xem thêm: Sự thật về sữa bột tăng chiều cao đối với sức khỏe của bé

Đặc điểm về dinh dưỡng:

  • Ngày ăn 4 bữa, nên phân biệt rõ bữa sáng, bữa chính, bữa phụ
  • Thức ăn chính vẫn là cháo đặc với thực phẩm băm nhỏ
  • Nên bố trí các bữa ăn gồm nhiều món riêng rẽ với mùi và vị khác nhau trong cùng 1 bữa ăn
  • Bắt đầu từ sau 18 tháng tuổi, có thể nêm món ăn với gia vị

6. Giai đoạn sau 24 tháng tuổi

Trẻ sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống xung quanh, từ giao tiếp bằng ngôn ngữ, tham gia vào hoạt động cộng đồng, đến cả việc ăn uống. Giai đoạn này sữa không còn là thực phẩm quan trọng nữa, nhưng vẫn phải đảm bảo ít nhất 400ml mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu vitamin, khoáng chất nhất là canxi

Nhu cầu chất béo giảm, nên chỉ cần chế biến thức ăn như thông thường là đủ, không cần cho thêm chất béo vào chén thức ăn. Tăng trưởng của trẻ chậm lại, trung bình 2kg và 5cm mỗi năm. Trẻ ăn được tất cả mọi thức ăn như người lớn, và cần được tham gia 1 cách bình đẳng, có trách nhiệm vào bữa ăn của gia đình

Hướng Dẫn Các Phương Pháp Ăn Dặm Hiệu Quả Hiện Nay

1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

2. Phương pháp ăn dặm Bé Chỉ Huy (phương pháp ăn dặm BLW)

Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (baby led), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé.

Tinh thần chính của phương pháp ăn dặm BLW là ăn cùng bé – cùng lúc – cùng bàn và cùng món ăn. Bé của bạn sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần đầu tiên ăn dặm

Cách cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW

Mẹ hãy chuẩn bị cho con những thức ăn nguyên miếng, được hầm mềm như cà rốt, súp lơ, cơm nát nắm, sườn gà trắng xé nhỏ, cá gỡ xương, chuối miếng, bơ, táo hấp mềm… tất cả để trực tiếp trên mặt bàn ăn của bé. Bé sẽ ăn bốc, tự tay cầm những món nào mình thích để cho vào miệng. Với cách này, bữa ăn hàng ngày sẽ không còn bị ép buộc đối với bé nữa mà sẽ giống như chơi đùa cùng với những thức ăn đầy màu sắc và hình dạng ngộ nghĩnh.

Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW

Về thức ăn: Mẹ có thể chia sẻ với bé những thức ăn tốt cho sức khỏe của gia đình, ví dụ như trái cây, rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc, bánh mì, cơm, mì sợi và hầu hết các loại cá. Tuy nhiên tùy giai đoạn mà bé được ăn những loại thức ăn phù hợp. Hãy chọn những thức ăn dễ cắt hình que hoặc sợi lớn khi bé bắt đầu ăn. Nên tránh những thức ăn có muối và đường, mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt.

Về cách ăn: Cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn (bé ngồi trên ghế ăn hoặc trên đùi mẹ). Mẹ hãy đảm bảo là bé ngồi vững và có thể dùng bàn tay và cánh tay thoải mái. Mẹ nhớ là chỉ cung cấp thức ăn cho bé chứ không phải cho bé ăn. Hãy đặt đồ ăn trước mặt bé hoặc cho bé lấy nó từ tay mẹ và để bé tự quyết định. Hãy chọn những thời điểm bé không mệt và đói để bé có thể tập trung. Đừng hối thúc bé hoặc làm bé rối trí khi xử lý thức ăn. Hãy cho phép bé tập trung và tận dụng thời gian của mình. Đừng đút thức ăn vào miệng bé hoặc cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức mình muốn.

3. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn lúc bắt đầu ăn dặm.

Khi bé đã mọc răng thì chuyển sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn.

Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Giai đoạn bé có thể bắt đầu ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính: Ăn dặm chỉ là bữa phụ và mẹ cần đảm bảo bé lịch ăn dặm được phân bổ xen kẽ với các cữ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.

Ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất: Mỗi bữa ăn dặm của bé cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất theo tỷ lệ cân đối cho bé ăn dặm.

Ăn từ ngọt đến mặn: Cho bé bắt đầu ăn dặm với bột “vị ngọt” như gạo sữa, yến mạch sữa, trái cây nghiền,… để bé dễ thích nghi với loại thức ăn mới, sau 2 – 4 tuần có thể chuyển sang bột vị mặn.

Ăn từ loãng đến đặc: Với ăn dặm truyền thống, mẹ cần xay nhuyễn mịn các nguyên liệu khi bé mới tập ăn. Dần dần, mẹ có thể tăng dần độ thô để bé làm quen với việc nhai thức ăn.

Ăn từ ít đến nhiều: Cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Mẹ nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng cũng như khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới.

Đa dạng hương vị trong thực đơn ăn dặm: Kết hợp với nhiều loại thức ăn, thay đổi thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như làm cho bé không bị ngán khi phải ăn một món nhiều lần.

So sánh các phương pháp ăn dặm

Phương PhápKhái NiệmƯu ĐiểmNhược Điểm
1/ Ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng)Các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn lúc bắt đầu ăn dặm. Khi bé đã mọc răng thì chuyển sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.Bé có thể ăn với số lượng nhiều nên dễ tăng cân tốt.   Hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ nhờ thức ăn được xay nhuyễn.   Thực đơn ăn dặm đơn giản, không tốn nhiều thời gian phù hợp những mẹ bận rộn.Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn ảnh hưởng khả năng ăn thô của bé, khiến phản xạ nhai và nuốt cho bé kém hơn.   Mẹ khó phát hiện bé bị dị ứng hay yêu thích với thực phẩm nào vì tất cả đều được xay nhuyễn.   Nếu ăn quá nhiều thức ăn xay nhuyễn dễ khiến bé khó phân biệt mùi vị từng loại và ảnh hưởng đến việc hòa nhập vào bữa cơm gia đình lúc lớn lên
2/ Ăn dặm tự bé chỉ huyPhương pháp ở các nước phương Tây Mẹ chế biến thực phẩm sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được và đặt trước mặt bé.   Bé sẽ tự ăn các món, trong đó mẹ là hướng dẫn giúp con đưa thức ăn vào miệng an toàn.Bé ăn một cách tự nhiên vì con được lựa chọn ăn món gì với số lượng bao nhiêu giúp con thích thú khám phá thực phẩm.   Giúp con phát triển nhiều kĩ năng như cách kiểm soát thức ăn hay kĩ năng nhai.Không chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé nên bé dễ chững hoặc sụt cân.   Bé có thể bị kích ứng dạ dày, ruột vì tiếp xúc với thức ăn thô.   Mẹ phải tốn thời gian để dọn “chiến trường” của con
3/ Ăn dặm kiểu NhậtBé ăn dặm ngay với cháo pha loãng qua rây 1:10. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp Bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem phimBé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn.   Bé làm quen tốt với mùi vị từng loại thực phẩm, không có tâm lý chán ăn.   Tốt cho thận của bé.   Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn .   Tăng sự tự lập cho con, giúp con tập trung hơn.   Bé học được kĩ năng nhai, nuốt giúp cho con trong tương laiMẹ mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, tập cho bé cầm thìa.   Mẹ tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Giai Đoạn Phát Triển

1. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi

2. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi

3. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 - 12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 12 tháng tuổi

4. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Lưu Ý Để Sử Dụng Thực Phẩm An Toàn

1. Bảo Quản

  • Các loại rau mọng nước nhanh héo nên bọc vào túi bóng, chọc vài lỗ trên túi rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, giúp rau tươi lâu và không bị mất din dưỡng
  • Trước khi bỏ rau vào tủ lạnh nên loại bỏ các phần sâu, úa tránh để chúng lây sang các phần khác, tuy nhiên không nên rửa, cắt, thái rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh vì làm cho rau không giữ được tươi lâu và vi khuẩn sẽ mau sinh sôi ở những chõ bị cắt
  • Không nên cho cà chua, khoai tây vào tủ lạnh. Vì làm mất dinh dưỡng và mất mùi, chỉ cần để nơi thoáng mát trong túi giấy tối màu, tránh xa chỗ
  • Nên duy trì nhiệt độ tủ lạnh 2 – 4 độ C để bảo quản thực phẩm
  • Nên bỏ riêng thức ăn sống hay chín ra những từng loại hộp hoặc túi nhựa để tránh vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
  • Nếu là trứng mới có thể để 1 tháng trong tủ lạnh. Nếu là trứng mua ở chợ không biết rõ ngày tuổi của trứng thì không nên để quá 3 tuần. Trứng đã bỏ ra khỏi tủ lạnh chỉ dùng trong vòng 2 tiếng
  • Nên dùng hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa an toàn để đựng thức ăn cho bé, thay cho túi ni lông vì có nhiều chất phụ gia, vi sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Lưu Ý Khi Chế Biến

  • Nấu rau củ để đảm bảo dinh dưỡng
  • Nên nấu rau tươi trong vòng 24 – 48 giờ sau khi mua
  • Nên rửa sạch rau rồi hãy cắt, thái
  • Cắt xong nên nấu ngay để tránh mất vitamin bị thất thoát trong thời gian lâu
  • Nên sử dụng lửa to để nấu rau củ chín vừa, không nấu quá lâu sẽ khiến vitamin trong rau bay hết
  • Nên dùng phương pháp hấp để giữ được thành phần trong rau
  • Nấu xong nên ăn ngay

3. Cấp đông và rã đông

+ Cấp đông:

  • Đồ ăn mới mua về nên rửa sạch, để ráo nước, chia thành những hộp cho từng bữa, đậy kín và bỏ vào ngăn đá cấp đông ngay để giữ dinh dưỡng
  • Nên dùng thức ăn bảo quản trong tủ đá trong 1 tuần
  • Nên ghi dán nhãn ghi ngày tháng cho các hộp thức ăn để đảm bảo không nhầm lẫn

+ Rã đông:

  • Tốt nhất là rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên cách này tốn nhiều thời gian
  • Có thể gói kín thức ăn, ngâm vào nước lạnh và thường xuyên thay nước
  • Có thể dùng lo vi sóng ở nhiệt độ thấp dù cách này sẽ làm hao hụt dinh dưỡng và giảm độ thơm ngon của thức ăn
  • Chỉ nên rã đông phần thức ăn cho từng bữa, và đồ ăn đã rã nếu không dùng hết hãy bỏ đi. Không nên cấp đông lại vì dinh dưỡng mất nhiều và vi khuẩn dễ xâm nhập

+ Hâm nóng

Tốt nhất chỉ hâm lại thức ăn một lần. Không nên hâm đi hâm lại khiến thức ăn mất dinh dưỡng, có thể gây ngộ độc cho bé

Một Số Thức Ăn Tránh Kết Hợp Chung

Trứng không nên ăn kèm với sữa đậu nành

Sữa bò và hoa quả chua (cam, quít,…)

Óc heo và trứng gà

Tôm không nên nấu chung với cải bó xôi

Quả hồng và trứng

Cà chua không nên với khoai tây

Thịt heo và thịt bò

Socola không nên ăn với sữa

Những Vấn Đề Thường Gặp Trong Quá Trình Cho Bé Ăn Dặm

1. Ăn gì khi con bị táo bón?

Cho bé ăn đủ lượng chất xơ trong rau và trái cây tùy theo độ tuổi. Tăng cường thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ, rau dây, mồng tơi, rau dền, rau khoai lang, sữa chua…

Hạn chế các thực phẩm gây táo bón như trái cây có vị chat gồm ổi, táo, hồng xiêm…, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cafein như sô cô la, cà phê, nước chè, nước ngọt có ga…

Nhớ cho con uống đủ nước

2. Ăn gì khi con bị tiêu chảy?

Các loại thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy: gạo, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, trứng, sữa, dầu ăn, khoai tây, hồng xiêm, cà rốt. Cho bé ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, xoài, cam, đu đủ, ổi…

Các loại thực phẩm nên tránh: thực phẩm có nhiều xơ, ít dinh dưỡng, tinh bột nguyên hạt vì bé khó tiêu hóa. Không ăn các món có nhiều đường vì có thể làm bệnh nặng hơn.

3. Ăn gì khi con bị sốt?

Mẹ nên chế biến đồ ăn dạng loãng, dễ nuốt, ưu tiên những món hợp khẩu vị và cho bé ăn nhiều bữa. Thịt gà, thịt bò, thịt heo, rau xanh là các món lành cho bé. Các món ăn mát như cháo đậu xanh hạt sen, các món canh rau xanh…

Mẹ cho bé uống nhiều nước, nhất là nước quả tươi như nước cam, nước dừa, dưa hấu, sinh tố xoài, chuối, sữa chua cũng rất tốt

4. Có nên chú ý ngay đến thành phần dinh dưỡng khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm?

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ đừng vội chú { đến thành phần dinh dưỡng mà quan trọng là tập cho bé phản xạ nuốt, tập quen với các mùi vị mới, độ đặc của thức ăn Song khi bé đã quen với thức ăn, mẹ nên chú { cho bé ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 2 nằm đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng để phát triển của bé rất lớn, trong khi lượng ăn của bé lại được ít. Vì thế các thức ăn trong giai đoạn ăn dặm phải giàu dinh dưỡng để dáp ứng cho sự phát triển của bé

5. Thức ăn nào dễ gây dị ứng cho con khi mới tập ăn dặm? Trước 1 tuổi, có phải không nên cho con dùng mật ong?

Các món ăn có thể gây dị ứng cho bé gồm hải sản (tôm, cua, ngao, sò hoặc một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, lươn, cá trích…), lòng trắng trứng, đậu phộng ( nhất là với trẻ hen suyễn), sữa bò, thực phẩm chua như dâu tây, cà chua vì có hàm lượng axit cao

Mẹ tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong. Vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt chưa thể vô hiệu được những bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc botulism có trong mật ong

6. Ăn gì để con cao và thông minh?

Chiều cao và sự thông minh của bé do các yếu tố di truyển, dinh dưỡng, rèn luyện và môi trường quyết định, trong đó dinh dưỡng là yếu tố dễ đáp ứng nhất

Mẹ chú ý các vi chất dinh dưỡng liên quan đến chiều cao như vitamin A, vitamin D, canxi, sắt, kẽm, I ốt… Đồng thời, mẹ cho bé ăn các thực phẩm sạch, ở môi trường thoáng mát, cho bé vận động thể lực và những giấc ngủ ngon (ngủ trước 21 giờ)

Các dưỡng chất tốt cho não gồm đạm, chất sắt, I ốt, các axit béo không no, trong đó quan trọng nhất là DHA và ARA, cùng nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa…; sắt có nhiều trong cua, sò, tim gan động vật, thịt bò, thịt vịt, rau cải bó xôi…; i ốt có trong cá biển, nước mắm, muối I ốt, cải xoong, rau dền… ; ARA có trong sữa, DHA có trong các loại cá, sữa, quả óc chó, hạt hạnh nhân, đậu phộng…

7. Chất béo Omega – 3 giúp con thông minh hơn?

Omega – 3 là các axit béo không bão hòa, một trong những chất dinh dưỡng tốt nhất cho não vò nó chứa EPA và DHA có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào thần kinh, làm nhẹ quá trình truyền tín hiệu giữa các nơ ron thần kinh, giúp bé có khả năng tập trung cao, trí nhớ tốt, rất hữu ích cho quá trình học hỏi của bé Omega – 3 có nhiều trong cá hồi, hạt mè, hạt bí, ngô, hạt hướng dương, súp lơ trắng, quả óc chó, đậu phụ